Clip phỏng vấn thần đồng Đỗ Nhật Nam đăng tải trên mạng xã hội những ngày qua vẫn chưa dứt những lời bàn tán, tranh cãi, những ý kiến trái khác nhau.
Nhiều ý kiến trên các diễn đàn mạng liên tiếp “ném đá” bé Nhật Nam vì cho rằng cậu bé có cách trả lời không khiêm tốn. Ngoài ra, một số người còn phê phán khi Nhật Nam phát biểu “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” và tiếc thay cho Nhật Nam vì cậu bé không có tuổi thơ.
![Tranh cãi về thần đồng Đỗ Nhật Nam vẫn chưa hết Tranh cãi về thần đồng Đỗ Nhật Nam vẫn chưa hết](http://media.tinmoi.vn//2013/04/08/0-nhatnam.jpg)
Đỗ Nhật Nam cùng gia đình (Nguồn Internet)
![](http://media.tinmoi.vn//block/suggest-title_15.png?100)
Tuy nhiên cũng có những ý kiến lên tiếng đồng tình, bênh vực Nhật Nam. Độc giả Lê Danh Hiệp cũng bày tỏ: “Tuy Nhật Nam có dáng dấp hơi “ông cụ non” nhưng chắc chắn em là người có trí tuệ phi thường. Ở độ tuổi mà ngay cả việc ăn, việc mặc còn chưa thể tự lo thì nhận xét về một vấn đề có chút sai lầm là chuyện bình thường. Vậy tại sao người lớn chúng ta lại đi "ném đá" một đứa trẻ?”.
Đồng tình với quan điểm này, độc giả Thái Tú cho rằng: “Dù sao bé Nhật Nam cũng chỉ là một đứa trẻ, vì vậy người lớn cần suy nghĩ kỹ trước khi nói bất cứ điều. Bởi chính điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thơ và tâm hồn của Nhật Nam. Đây cũng là quan điểm và ý kiến riêng của bé, người lớn nên tôn trọng điều đó”.
Trao đổi về hiện tượng Đỗ Nhật Nam, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa Tâm lý, ĐH Sư phạm TP.HCM ) cũng đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này. "Mình thấy nhiều độc giả đang “ném đá” bé Nhật Nam dữ dội, cho rằng:
Cậu bé còn nhỏ mà thiếu khiêm tốn; Câu nói “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” là sai lầm; Thành công sớm quá để làm gì trong khi tuổi thơ của mình bị đánh mất?!
Còn về việc nhiều người cho rằng thái dộ trò chuyện của Nhật Nam là "tự tin thái quá" và có dáng dấp của một "ông cụ non": " Cậu trả lời phỏng vấn thì đầu có hơi ngước lên, nhìn có vẻ “tự cao”. Tuy nhiên, chúng ta quên rằng trò chuyện với một người lớn cao hơn mình thì phải ngước lên mới nhìn người ta được chứ. Đôi khi sự "già trước tuổi" của cậu bé làm người lớn chúng ta hơi e ngại, thành tích quá nhiều làm nhiều người phản cảm. Mà ngày xưa chúng ta cũng vậy thôi, có cái phiếu bé ngoan hay tờ giấy khen cũng hếch mũi lên cả thước luôn, con nít mà! . Mình đặt mình vào lứa tuổi của cậu để thông cảm cho cậu một chút. Cậu còn trẻ con mà. Lớn lên, nhận thức rõ hơn, cậu bé sẽ điều chỉnh thái độ của mình lại một tí cho chừng mực - Thầy Hiếu chia sẻ.
"Và điều quan trọng nhất là, người ta sẵn sàng ném đá mà quên rằng cậu chỉ là một cậu bé mới 11 tuổi. Người lớn còn dễ bị tổn thương huống hồ gì là một cậu bé!"
Và điều cần thiết là : "Phải đặt mình vào vị trí của cậu và mẹ cậu, xỏ chân vào giày họ để hiểu hàm ý của họ, ý tốt của họ. Nếu không, chúng ta là người nhận định phiến diện chứ không phải là cậu bé và mẹ cậu".
No comments:
Post a Comment